Tiêu chuẩn an toàn mới cho mũ bảo hiểm ECE 22.06 có gì mới?

ECE 22.06 là tiêu chuẩn an toàn dành cho mũ bảo hiểm mới nhất hiện nay, thay thế cho ECE 22.05 đã hoạt động hơn 20 năm qua

Tiêu chuẩn an toàn mới cho mũ bảo hiểm ECE 22.06 có gì khác biệt?

 
mu bao hiem ls2 chuan chau au ece 2206

ECE 22.06 là tiêu chuẩn an toàn dành cho mũ bảo hiểm mới nhất hiện nay, thay thế cho ECE 22.05 đã hoạt động hơn 20 năm qua. Nhiều người đặt ra câu hỏi sự khác nhau giữa 2 chuẩn ECE 22.05 và ECE 22.06 là gì? Liệu ECE 22.06 có an toàn hơn chuẩn cũ hay không? Để trả lời cho tất cả những câu hỏi đó, hãy cùng LS2 tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tiêu chuẩn an toàn ECE là gì?

Chuẩn ECE (Economic Commission for Europe) là tiêu chuẩn an toàn mũ bảo hiểm phổ biến nhất trên thế giới, được áp dụng tại hơn 50 quốc gia và các tổ chức đua xe lớn. Tiêu chuẩn ECE hiện tại là ECE 22.06, được cập nhật vào tháng 6 năm 2020 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2022, thay thế cho bản sửa đổi thứ 5 ECE 22.05 được thực hiện vào tháng 3 năm 2005. 

Không giống như ECE 22.05, ECE 22.06 yêu cầu các thử nghiệm tác động nghiêm ngặt ở nhiều tốc độ khác nhau , góc và các bộ phận của mũ bảo hiểm để đảm bảo sản phẩm mũ được đánh giá toàn diện, bao gồm các tác động ở góc cạnh và kiểm tra độ an toàn của các phụ kiện. Bài kiểm tra chuẩn ECE bao gồm:

– Hấp thụ lực tác động bằng cách thả mũ xuống mặt phẳng.

– Kiểm tra dây khóa mũ để đảm bảo khóa mũ không bị tuột ra.

– Kiểm tra khả năng chịu lực của dây khóa.

– Kiểm tra khả năng chịu mài mòn.

– Kiểm tra độ biến dạng của phần vỏ mũ dưới tải trọng lớn.

– Phần kính của mũ cũng được kiểm tra vì nó là một phần quan trọng của mũ.

Để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ECE, nhà sản xuất phải đưa 50 mẫu mũ đi kiểm định dưới sự chứng kiến của nhà sản xuất và phía tổ chức ECE.

Những điểm khác biệt của ECE 22.06 so với ECE 22.05

Tiêu chuẩn ECE 22.06 có một số điểm khác biệt với ECE 22.05. Những thay đổi lớn nhất sẽ được chúng tôi liệt kê dưới đây. 

Đầu tiên chính là điểm tác động bổ sung: 

Về cách kiểm tra tác động/ hấp thu xung động, tổ chức sẽ sử dụng một head-form (mô phỏng đầu người đội mũ bảo hiểm) thả ở tốc độ quy định xuống “đe” – một mặt phẳng rắn chắc. Để qua kiểm định, mũ bảo hiểm phải giảm thành công việc truyền năng lượng đến đầu người đội. 

Điểm mới của chuẩn an toàn mũ bảo hiểm ECE 22.06 là bổ sung kiểm định 12 điểm tác động. Trước đây chỉ có kiểm định 5 điểm va chạm cố định (6 điểm khi bao gồm cả điểm S) mà mũ bảo hiểm được thử nghiệm. Hiện có 12 điểm tác động bổ sung, trong đó ít nhất 3 điểm được chọn và kiểm tra ngẫu nhiên. 

mu bao hiem ls2 chuan chau au ece 2206
Nguồn: Motocard

Ngoài ra, vận tốc kiểm định cũng có sự thay đổi:

Một thử nghiệm khả năng hấp thụ lực tác động của mũ bảo hiểm ở cả vận tốc cao và thấp cũng được bổ sung so với phiên bản cũ. Với phiên bản ECE 22.06, thử nghiệm va đập được thực hiện với vận tốc cao là 8.2 m/s và vận tốc thấp là 6.0 m/s. Thử nghiệm vận tốc va chạm vào điểm S tăng từ 5.5 m/s (ECE 22.05) lên 6.0 m/s (ECE 22.06).

mu bao hiem ls2 chuan chau au ece 2206
Nguồn: Motocard

Tiêu chuẩn ECE 22.06 bổ sung thử nghiệm với các góc va chạm khác nhau:  

Tiêu chuẩn ECE 22.06 cải thiện quy trình kiểm tra tác động, kiểm tra ở nhiều tốc độ, với các góc va chạm khác nhau và xem xét tác động lên các khu vực khác nhau của mũ bảo hiểm.

Một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng và an toàn cần đảm bảo có thể bảo vệ đầu của người đội ở mọi góc độ. Vì thế, thử nghiệm tác động xiên đã được thêm vào để đo mức gia tốc quay trong khi va chạm. Thử nghiệm va đập xiên được thực hiện ở vận tốc va chạm 8,0 m/s, lúc này mũ bảo hiểm được thả rơi xuống một mặt phẳng xiên bằng thép nghiêng 45 độ.

Mũ bảo hiểm sau đó được thử nghiệm với một mặt phẳng thép, một đe đá mô phỏng cạnh lề đường và một mặt phẳng xiên góc cạnh, với nhiều dạng đầu mô phỏng có trọng lượng khác nhau được đặt trong mũ bảo hiểm.

mu bao hiem ls2 chuan chau au ece 2206

Ngoài ra, còn có những điểm khác sau của tiêu chuẩn ECE 22.06 so với chuẩn cũ:

– Hiển thị năm sản xuất mũ bảo hiểm.

– Kích thước và số đo mũ sẽ được thống nhất tính bằng centimet.

– Kiểm định thêm tấm chống đọng sương.

– Kính chắn tinted: giới hạn truyền ánh sáng giảm xuống > 35% thay vì > 50% (phải sửa đổi màu của vật liệu khói Lexan).

– Kiểm định kính chắn mũ bảo hiểm với tốc độ cao (60 m/s).

– Kiểm định kính chắn phải đạt chuẩn, kiểm tra quang học và truyền ánh sáng > 20% (hiện tại ở mức từ 14% đến 18%).

– Mũ bảo hiểm P/J (mũ lật hàm): các bài kiểm tra phải được thực hiện với cả hai loại: đóng và mở thanh cằm và/hoặc có và không có thanh cằm (nút điều khiển khóa màu đỏ).

– Mũ bảo hiểm có hệ thống liên lạc nội bộ và/hoặc các thiết bị khác: kiểm định với mũ đã lắp sẵn thiết bị.

– Thử nghiệm động của thanh cằm với lực kéo về phía sau vỏ mũ.

– Kiểm định “roll off” từ trước ra sau.

Những dòng nón LS2 tại Việt Nam đạt chuẩn ECE 22.06 (tính tới tháng 1.2024)

Hầu hết các dòng nón của thương hiệu LS2 tại Việt Nam đều đã cập nhật phiên bản mới nhất, đạt tiêu chuẩn an toàn ECE 22.06. Cụ thể là các dòng nón sau đây:

  1. LS2 FF800 Storm II

mu bao hiem ls2 chuan chau au ece 2206

  1. LS2 OF600 Copter II

mu bao hiem ls2 chuan chau au ece 2206

  1. LS2 OF606 Drifter

mu bao hiem ls2 chuan chau au ece 2206

  1. LS2 OF603 Infinity (HPFC & Carbon)

mu bao hiem ls2 chuan chau au ece 2206

  1. LS2 MX703 X-Force Carbon

mu bao hiem ls2 chuan chau au ece 2206

  1. LS2 FF901 Advant X (HPFC & Carbon)

mu bao hiem ls2 chuan chau au ece 2206

  1. LS2 MX701 Explorer (HPFC & Carbon)

mu bao hiem ls2 chuan chau au ece 2206

Thêm thông tin cho bạn, nếu bạn đang sử dụng những chiếc mũ đạt chuẩn cũ ECE 22.05 thì cứ tiếp tục sử dụng mà không bị ảnh hưởng bất cứ thứ gì cả. Bởi, ECE từ lâu đã là tiêu chuẩn an toàn uy tín hàng đầu trên thế giới, ECE 22.05 cũng vậy, bạn được phép lái xe trên đường một cách hợp pháp với chiếc mũ bảo hiểm đó vô thời hạn.